Công thức của hạnh phúc là gì?

Tác giả: Tiến Sĩ Judy Ho

Dịch bởi: Liên Nguyễn

Đăng bởi: Tạp chí PsychologyToday

Các nghiên cứu đề nghị nên áp dụng Quy luật Goldilocks

Con người hơn bao giờ hết đang xoay sở với vô số trách nhiệm trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Giữa khát vọng nghề nghiệp, nhiệm vụ gia đình và nuôi dạy con cái, có được những mối quan hệ lãng mạn và thời gian dành cho bản thân, không có gì lạ khi sự kiệt sức và suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần cao nhất từ trước đến nay. Thêm căng thẳng khi đại dịch kéo dài, việc mất kiểm soát và đau buồn do “lối sống cũ”, và bạn đã có một công thức cho “món ăn” giảm đi sự hài lòng trong cuộc sống và hạnh phúc nhận được.

Nếu bạn nhận thấy bạn có những ngày chán nản hơn bình thường và bạn cảm thấy ít hy vọng hơn trước đây, thì bạn không đơn độc. Nhiều người đang kể lại những lo ngại này nhưng không biết làm thế nào để mọi thứ tốt hơn. Làm thế nào chúng ta có thể bắt đầu cảm thấy hạnh phúc hơn và hài lòng hơn với cuộc sống một lần nữa?

Một nghiên cứu thú vị đã được thực hiện và công bố trên mạng Nghiên cứu Khoa học Xã hội, xem xét mối quan hệ giữa thời gian rảnh và sự hài lòng với cuộc sống. Một khảo sát gồm 35,375 người Mỹ cho thấy có một Quy tắc Goldilocks được ứng dụng khi rảnh rỗi.

Đối với những cá nhân có công ăn việc làm, 2 giờ rưỡi rảnh rỗi có liên quan đến xếp hạng cao nhất về sự hài lòng trong cuộc sống. Đối với những người thất nghiệp, thời gian rảnh tối ưu là khoảng 4 tiếng rưỡi. Biết rằng, thời gian thức giấc của một người trung bình được cho là khoảng 15- 18 giờ mỗi ngày, điều này cho thấy quá nhiều thời gian rảnh thực sự có thể gây tổn hại cho trải nghiệm cảm xúc tích cực của chúng ta và dẫn đến suy giảm sức khỏe tinh thần.

Nghiên cứu chỉ ra rằng 2,5 giờ rảnh rỗi mỗi ngày là thời gian tối ưu và liên quan mật thiết với sự hài lòng trong cuộc sống

Vậy, thời gian rảnh có đường cong hình chữ U. Quá ít hoặc quá nhiều và bạn ngừng thu được những lợi ích. Và tin tốt là, với những người nói rằng “Tôi quá bận rộn để có thời gian rảnh làm những việc tôi muốn,” 2 tiếng rưỡi là hoàn toàn có thể làm được nếu bạn có chủ ý về nó. Bạn có thể chia 2 tiếng rưỡi thành các giai đoạn nhỏ hơn trong suốt cả ngày. Và bạn có thể giúp tối đa hóa lợi ích của thời gian rảnh này bằng cách cuốn mình vào “dòng chảy” bất cứ khi nào bạn có thể trong những khoảnh khắc này.

Dòng chảy, lần đầu tiên được xác định bởi nhà nghiên cứu tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi, là một trong những trạng thái thú vị nhất của cuộc sống. Bạn có bao giờ hoàn toàn đắm chìm trong một công việc, rất thích những gì bạn đang làm và quên đi thời gian? Đó là ví dụ của dòng chảy, Mọi người thỉnh thoảng gọi nó là “trong vùng”, nơi mà tâm trí của bạn chú ý vào thực tại dễ dàng mà không cần phải cố gắng. Có một cảm giác tập trung, sự rõ ràng bên trong, yên bình nội tâm, sự bất tận và cảm giác cực kỳ tích cực. Đó là những gì chúng ta có thể tái tạo cho chính mình mỗi ngày!

Hãy xem mô hình dòng chảy này. Csikszentmihalyi nói với chúng ta rằng để tìm ra dòng chảy, chúng ta phải đạt được sự cân bằng kỹ năng-thách thức tối ưu. Khi chúng ta tìm thấy một thử thách nào đó và chúng ta tin rằng các kỹ năng của chúng ta sẽ giúp giải quyết thách thức đó, chúng ta sẽ ở trong “DÒNG CHẢY”!


Nguồn ảnh: Wikipedia

Sau đây là những điều rút ra được:

1. Có một lượng thời gian rảnh tối ưu. Nhiều thời gian rảnh hơn không tương đương với mức độ hạnh phúc cao hơn

2. Nếu bạn có chủ ý về điều đó, mỗi chúng ta có thể tạo khung thời gian tối ưu cần thiết để cải thiện sự hài lòng và hạnh phúc mỗi ngày. Dưới đây là một số mẹo hàng đầu để đảm bảo bạn có được thời gian rảnh tối ưu hàng ngày, để tăng cường sự hài lòng và hạnh phúc.

Liệt kê danh sách thời gian lãng phí. Viết ra một danh sách những điều bạn biết bạn lãng phí thời gian cho nó và giữ danh sách gần đó khi bạn đang làm việc. Khi bạn nhận thấy một việc lãng phí thời gian mới, hãy thêm nó vào danh sách. Luôn ghi nhớ danh sách này sẽ giúp tránh xa những hành vi không hiệu quả.

Ủy thác. Bạn không cần phải tự làm mọi thứ, vì vậy hãy bắt đầu bàn giao một số nhiệm vụ mà người khác có thể làm, đặc biệt là nếu họ giỏi hơn hoặc tận hưởng nó nhiều hơn. Ủy thác cả ở nhà và nơi làm việc – đây là thời gian tuyệt vời để dạy cho con trẻ của bạn một số trách nhiệm!

Sử dụng từ “Không” một cách tích cực. Bạn có cảm thấy tệ khi nói không với mọi người không? Thế thì đừng. Tất cả chúng ta cần tạo ra ranh giới, và nói không với các ưu tiên thấp hơn giúp bạn tránh quá tải và kiệt sức. Hãy suy nghĩa thực sự thông suốt nếu bạn có năng lượng và động lực để cam kết với một cái gì đó trước khi bạn làm. Cân nhắc sử dụng từ “không” một cách tích cực – nói không với yêu cầu nhưng đưa ra một giải pháp thay thế hoặc thỏa hiệp rằng bạn cảm thấy tốt hơn khi đồng ý.

Tạo các nghi thức. Hãy dành vài phút để duy trì những thói quen cho các công việc mang tính lặp lại và ghép chúng vào các nghi thức hiện có để đảm bảo chúng được thực hiện. Dưới đây là một ví dụ: Tôi viết danh sách việc cần làm mỗi sáng khi tôi thưởng thức cà phê của mình (đó là một nghi thức xảy ra hàng ngày). Bằng cách này, danh sách việc cần làm của tôi luôn được thực hiện.

Tận dụng không gian mở. Bất cứ khi nào bạn có 5 phút rảnh rỗi, hãy tự hỏi, “tôi có thể làm gì trong 5 phút tiếp theo”? Tham khảo danh sách việc cần làm của bạn hoặc dành thời gian để thực hiện hoạt động bạn nhớ tới 5 phút hoặc duỗi người nhanh.

Bạn muốn làm gì với 2,5 giờ rảnh rỗi mỗi ngày với những lời khuyên này? Có lẽ bạn muốn nhanh chóng thực hiện thiền định chánh niệm được hướng dẫn trong một ngày bận rộn của bạn. Bình tĩnh và tỉnh táo trong vòng 5 phút sẽ dễ dàng để làm theo hướng dẫn thiền định.


Leave a comment